Định giá sản phẩm là một trong những chiến lược cao cấp trong marketing dành cho các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận và níu chân khách hàng ở lại lâu hơn với thương hiệu. Đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu thì việc đưa ra chiến lược định giá càng không thể thiếu.
Dưới đây là top 12 chiến lược định giá sản phẩm đỉnh cao giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận
1. Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên sự cạnh tranh (Competition-Based Pricing Strategy)
Chiến lược định giá cạnh tranh - định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh là việc tập trung vào tỷ giá thị trường hiện tại (hoặc tỷ giá diễn ra trong tương lai) cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Chiến lược định giá này sẽ không tính đến yếu tố giá thành sản phẩm hay nhu cầu của người tiêu dùng mà chỉ tập trung vào tỷ giá thị trường - nghĩa là sử dụng giá của đối thủ cạnh tranh làm điểm chuẩn.
Trong bối cảnh thị trường bão hòa, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược định giá này để đưa ra mức giá phù hợp, linh hoạt nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng sử dụng/mua sản phẩm/dịch vụ.
2. Chiến lược định giá cộng thêm chi phí (Cost-Plus Pricing Strategy) - chiến lược định giá điển hình
Chiến lược định giá cộng thêm chi phí còn được gọi là “markup” bởi các doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược này “markup” sản phẩm dựa trên mức lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn.
Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm bằng cách thêm một tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất ra sản phẩm/hàng hóa.
3. Chiến lược định giá động (Dynamic Pricing Strategy) - phương pháp xác định giá bán
Định giá động hay định giá đột biến, định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian là một chiến lược định giá linh hoạt, có thể dao động dựa trên sự biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Đơn vị kinh doanh ngành khách sạn, các hãng hàng không, đơn vị tổ chức sự kiện,...thường lựa chọn chiến lược định giá sản phẩm động để tối đa hóa lợi nhuận.
4. Chiến lược định giá Freemium (Freemium Pricing Strategy)
Freemium là sự kết hợp của “Free” (Miễn phí) và “Premium” (Cao cấp). Đây là chiến lược định giá bằng cách cung cấp bản dùng thử miễn phí như một miếng mồi thơm để tạo niềm tin của khách hàng trước khi họ ra quyết định chi trả để nâng cấp cho sản phẩm đó.
5. Chiến lược định giá sản phẩm cao - thấp (High-Low Pricing Strategy)
Một doanh nghiệp định giá cao khi bắt đầu bán một sản phẩm sau đó lại hạ thấp giá xuống khi sản phẩm giảm sự mới mẻ thì đến 99% doanh nghiệp này đang sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao-thấp.
Chiến lược này thường được các shop, store áp dụng trong chương trình giảm giá, thanh lý, xả hàng cuối năm,...
6. Chiến lược định giá hớt váng (Skimming Pricing Strategy)
Khi doanh nghiệp tính giá bán cao nhất có thể cho một sản phẩm mới, sau đó hạ giá theo thời gian khi sản phẩm ngày càng ít phổ biến sẽ được xếp vào chiến lược định giá hớt váng.
Khác với chiến lược định giá sản phẩm cao-thấp, Skimming sẽ hạ giá xuống dần theo thời gian chứ không giảm sâu và đột ngột như High-Low.
Chiến lược hớt váng có tác dụng tốt trong việc thu hồi chi phí chìm và doanh thu các sản phẩm vượt quá sự mới mẻ của chúng chẳng hạn như các mẫu Iphone đời cũ, đầu DVD,...
7. Chiến lược định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy)
Ngược lại với Skimming, Penetration là chiến lược định giá mà doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp khi mới gia nhập thị trường nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ có giá cao hơn.
Chiến lược này thường không bền vững và chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn, tốt cho các doanh nghiệp mới đang muốn tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng, “ăn xổi” doanh thu. Sau đó sẽ tăng lại giá vào một thời điểm thích hợp.
8. Chiến lược định giá sản phẩm cao cấp (Premium Pricing Strategy) - mục tiêu chiến lược định giá
Đúng như tên gọi, đây là chiến lược định sản phẩm cao cấp và xa xỉ. Áp dụng khi các doanh nghiệp muốn sản phẩm của họ ở phân khúc cao cấp để thể hiện với khách hàng là chúng tôi đang kinh doanh sản phẩm có giá trị cao, sang trọng và cao cấp. Tuy nhiên giá cả phải đi đôi với giá trị sản phẩm mà chúng mang lại cho khách hàng.
9. Chiến lược định giá dựa trên dự án (Project-Based Pricing Strategy) - cách định giá sản phẩm trong marketing
Định giá dự án được sử dụng bởi các nhà tư vấn, dịch vụ, dịch giả tự do, nhà thầu và các cá nhân hay người lao động cung cấp dịch vụ. Họ sẽ tạo ra khoản chi phí cố định từ thời gian ước tính của dự án để định giá.
10. Chiến lược định giá trả sau (Credit-term pricing)
Trả sau, trả góp là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Và định giá trả sau sẽ là chiến lược hiệu quả cho các sản phẩm/mặt hàng có giá trị lớn. Chẳng hạn như: xe máy, ô tô, điện thoại, nhà ở,...
11. Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị (Value-Based Pricing Strategy)
Sản phẩm được định giá dựa trên những gì khách hàng sẵn sàng chi trả được gọi là chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị - Value-Based Pricing Strategy.
Nếu được áp dụng chính xác, việc định giá này có thể thúc đẩy được lòng trung thành của khách hàng, mang đến doanh thu vượt trội cho doanh nghiệp trong tương lai.
12. Chiến lược định giá dựa trên tâm lý (Psychological Pricing Strategy) - chiến lược điều chỉnh giá
Đây là chiến lược thông minh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để định giá sản phẩm. Then chốt của chiến lược này là đánh vào tâm lý thích mua hàng đắt tiền của khách hàng. Bởi luôn có 1 nhóm đối tượng khách hàng sẽ căn cứ vào giá thành mà định nghĩa giá trị của sản phẩm chứ không phải chất lượng.
Định giá là một quá trình lặp đi lặp lại và ít doanh nghiệp nào có thể định đúng giá của sản phẩm ngay từ lần đầu tiên. Hy vọng những thông tin về top 12 chiến lược định giá trên đây sẽ hữu ích với bạn qua các lần thử nghiệm và nghiên cứu. Chúc doanh nghiệp thành công!